Thủ tục hành chính là gì? Nội dung bắt buộc bạn cần lưu ý

 Bạn đang tìm hiểu về thủ tục hành chính là gì? Những nội dung được quy định trong thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu và điều kiện do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền quy định cách giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Vậy để hiểu chính xác hơn về thủ tục hành chính là gì và những điều cần lưu ý. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Đặc điểm chung của thủ tục hành chính

Thứ nhất, thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định.

Quy phạm pháp luật hành chính bao gồm quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục. Quy phạm nội dung trực tiếp quy định những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lí và đối tượng quản lí hành chính nhà nước; quy phạm thủ tục quy định cách thức thực hiện quy phạm nội dung (bao gồm quy phạm nội dung luật hành chính và một số quy phạm nội dung của các ngành luật khác như hôn nhân gia đình, đất đai, dân sự…). Sở dĩ thủ tục hành chính phải được quy phạm pháp luật hành chính quy định, vì:

1. Các quan hệ thủ tục hành chính là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính;

2. Thủ tục hành chính do nhiều chủ thể tiến hành, muốn tạo ra sự thống nhất trong hoạt động quản lí tất yếu phải được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thi hành;

3. Thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể quản lí nên cần tránh sự lạm quyền, lộng quyền hay không thực hiện hết thẩm quyền;

4. Nhiều thủ lục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức nếu không được pháp luật quy định đầy đủ và chặt chẽ thì sẽ khó khăn trong việc ngăn ngừa khả năng xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của họ.


Thứ hai, thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt.

Trong bất kỳ hoạt động nào của pháp luật Việt Nam đều sẽ mang tính chất mền dẻo và linh hoạt này bởi vì Nhà nước được tạo ra là do dân, vì dân và Hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng vậy.Thứ tư, chủ thể trong quan hệ giải quyết thủ tục hành chính, gồm bên chủ thể giải quyết Thủ tục hành chính và bên đối tượng tham gia thủ tục hành chính, cụ thể:

– Chủ thể giải quyết Thủ tục hành chính

Chủ thể giải quyết Thủ tục hành chính là cơ quan, người có thẩm quyền được xác định trong các VBQPPL có quy định về Thủ tục hành chính. Đây là các chủ thể bắt buộc trong quan hệ Thủ tục hành chính. Có thể chia các chủ thể giải quyết thủ tục hành chính như sau:

+ Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước: Chủ thể chủ yếu có thẩm quyền trực tiếp giải quyết Thủ tục hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP. Các chủ thể này chiếm số lượng lớn và mang tính phổ biến trong các quan hệ Thủ tục hành chính.

XEM CHI TIẾT TẠI: https://jes.edu.vn/thu-tuc-hanh-chinh-la-gi-noi-dung-bat-buoc-ban-can-luu-y

Comments

Popular posts from this blog

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN – Mẫu và cách ghi đúng quy định

Download trọn bộ Active Skills For Reading Intro 1,2,3,4 PDF

[PDF] As a Man Thinketh – Khi Người Ta Tư Duy