Bảo hiểm xã hội là gì? Các quy định về BHXH mà bạn cần biết

Bảo hiểm xã hội (sau đây được gọi tắt là BHXH) là một trong các chính sách an sinh xã hội tốt cho người lao động. Những hoạt động lao động của con người luôn phát sinh các chính sách, phúc lợi nhằm đảm bảo quyền lợi về sức khỏe, công việc, tinh thần khi đó, BHXH được xem như cánh tay chống đỡ con người trước những rủi ro trong cuộc sống. Vậy, Bảo hiểm xã hội là gì? Các quy định về BHXH hiện nay được quy định như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Khái niệm bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Wikipedia: Bảo hiểm xã hội (viết tắt: BHXH) là sự bảo đảm thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập do bị ốm đau, tai nạn lao động, thai sản và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở của một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ theo quy định pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ. Đồng thời đóng góp bảo đảm an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội chính là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.

Ai được áp dụng bảo hiểm xã hội?

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm có:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, ợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Kể cả hợp đồng lao động được ký giữa người sử dụng lao động với người đại diện của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
  • Cán bộ, công chức và viên chức;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; chiến sĩ công an nhân dân, hạ sĩ quan phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, cơ yếu, công an đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc ở Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc là giấy phép hành nghề được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà Chính phủ có quy định.

3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc gồm có cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn và sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không có thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Phân loại bảo hiểm xã hội

Có 3 loại bảo hiểm xã hội chính: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bổ sung và hưu trí bổ sung.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có những chế độ dưới đây:

  • Ốm đau;
  • Thai sản;
  • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Hưu trí;
  • Tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây

  • Hưu trí;
  • Tử tuất.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách BHXH mang tính chất tự nguyện với mục tiêu bổ sung vào chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm của cá nhân, được bảo toàn, đồng thời tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

Quy định về bảo hiểm xã hội

Quyền và trách nhiệm của người lao động đóng bảo hiểm

Quyền của người lao động

1. Được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.

2. Được cấp, tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội kịp thời, đầy đủ theo một trong các hình thức chi trả sau:

  • Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc từ tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
  • Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động có mở tại ngân hàng;
  • Thông qua người sử dụng lao động.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp sau đây:

  • Đang hưởng lương hưu;
  • Trong thời gian được nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
  • Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
  • Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động có mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được Bộ Y tế ban hành.

5. Được chủ động đi khám giám định về mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này.

6. Ủy quyền cho người khác nhận tiền lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 6 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin đóng bảo hiểm xã hội.

8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội mà pháp luật có quy định.

Trách nhiệm của người lao động

1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện theo quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động về BHXH

Quyền của người sử dụng lao động

1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng và hưởng BHXH.

2. Đóng bảo hiểm xã hội mà pháp luật quy định và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động được quy định tại Luật bảo hiểm xã hội để đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc nhóm đối tượng quy định của Luật BHXH đi khám giám định về mức suy giảm khả năng lao động.

4. Phối hợp cùng cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

6. Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khai về thông tin đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đồng thời, cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn có yêu cầu.

7. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định.

Bảo hiểm xã hội là gì

Lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH

Lợi ích cơ bản đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Hưởng thời gian và chế độ khi bản thân hoặc có con ốm đau.
  • Hưởng thời gian và chế độ thai sản và sinh con.
  • Thời gian được hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi.
  • Hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, chế độ tai nạn lao động.
  • Hưởng chế độ lương hưu.
  • Hưởng chế độ trợ cấp mai táng và hưởng tiền tuất.

Lợi ích cơ bản đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện

  • Hưởng chế độ lương hưu, hưu trí.
  • Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần nếu có đủ điều kiện.
  • Hưởng chế độ tử tuât: trợ cấp mai tàng, tiền tuất.

XEM THÊM: Mức đóng bảo hiểm xã hội cập nhật theo quy định mới nhất

Như vậy, những quỹ tiền nhằm mục đích bảo hộ cho cuộc sống người lao động mà hiện nay được gọi là Bảo hiểm xã hội. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về nội dung này.

The post Bảo hiểm xã hội là gì? Các quy định về BHXH mà bạn cần biết appeared first on jes.edu.vn.



source https://jes.edu.vn/bao-hiem-xa-hoi-la-gi-cac-quy-dinh-ve-bhxh-ma-ban-can-biet

Comments

Popular posts from this blog

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN – Mẫu và cách ghi đúng quy định

Download trọn bộ Active Skills For Reading Intro 1,2,3,4 PDF

[PDF] As a Man Thinketh – Khi Người Ta Tư Duy