Dân chủ là gì? Khái niệm và đặc điểm của Dân chủ

Dân chủ là gì? Chắc chắn là câu hỏi mà bạn đang muốn được giải đáp lúc này. Bởi nó thường xuyên xuất hiện ở nhiều trường hợp, trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong hợp đồng,… Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Tất cả các thông tin cơ bản về vấn đề này đều được giải đáp cụ thể trong bài viết “Dân chủ là gì? Khái niệm và đặc điểm của Dân chủ” dưới đây:

Định nghĩa dân chủ là gì?

Trả lời cho khái niệm Dân chủ là gì? Bạn có thể hiểu, đây là một chế độ chính trị mà trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Tất cả các quyết định này đều do dân trưc tiếp thực hiện hoặc thông qua người đại diện do dân bầu ra.

Có thể xem dân chủ như một phương pháp ra quyết định tập thể trong đó tất cả thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định. Đồng thời, thừa nhận quyền tự do trong chính kiến và bình đẳng về giới tính, về chính trị xã hội về dân tộc của công dân.

Chế độ dân chủ bao gồm 4 yếu tố chính:

  • Sự tham gia tích cực của công dân trong đời sống dân sự và chính trị
  • Pháp quyền, trong đó tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không ai đứng trên luật pháp
  • Một hệ thống chính trị cho việc thay thế và lựa chọn các chính phủ thông qua bầu cử công bằng và tự do.
  • Bảo vệ quyền con người của mọi công dân.

Dân chủ còn có cách hiểu khác

  • Chính quyền của nhân dân hay sự thống trị của số đông nhân dân
  • Chính phủ mà quyền lực tối cao được trao cho người dân và thực hiện bởi họ gián tiếp hoặc trực tiếp thông qua một hệ thống đại diện thường liên quan đến việc tổ chức định kỳ những cuộc bầu cử tự do

Đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân sẽ không ngừng được được mở rộng trong tất cả lĩnh vực hoạt động của xã hội, nhà nước. Thông qua hệ thống cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội và tổ chức chính trị, chính trị – xã hội với sự tham gia tích cực của đông đảo quần chúng nhận dân lao động vào các hoạt động chính trị hàng ngày

Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa chính là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, tạo các điều kiện thuận lợi để thực hiện triệt để dân chủ, công bằng xã hội, công lí cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa nữ và nam, văn minh, giữa các dân tộc.

Từ đó, tạo ra cơ hội cho mọi người dân hạnh phúc thông qua việc khẳng định và thừa kế những quyền dân chủ đó một cách chính thức trong hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó đặt ra những bảo đảm vật chất và tinh thần để thực hiện các quyền đó và không ngừng mở rộng các quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, luôn đề cao trách nhiệm cá nhân đối với Nhà nước và xã hội cũng như phát huy không ngừng quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Dân chủ là gì

Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?

Nguyên tắc tập trung dân chủ có thể hiểu đơn giản là nguyên tắc quy định tất cả công việc của Đảng đều phải được toàn thể đảng viên cùng bàn bạc hoàn toàn dân chủ. Sau đó, tập trung mọi hành động và ý chí của từng đảng bộ cho tới đảng viên trong toàn Đảng vào các trung tâm lãnh đạo của từng cấp.

Theo Hồ Chí Minh:

Dân chủ là tất cả đảng viên đều được quyền tự do bày tỏ chính kiến của mình về những vấn đề trong sinh hoạt đảng để góp phần thống nhất về chủ trương, quan điểm trong chỉ đạo, lãnh đạo; để xây dựng và đưa được nghị quyết vào trong cuộc sống.

Tập trung thống nhất về tư tưởng, hành động và tổ chức. Biểu hiện của tập trung dân chủ là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.

Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể cá nhân, lãnh đạo phụ trách tức là dân chủ tập trung.

Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ mang ý nghĩa là quyết định của tổ chức Đảng cấp trên là bắt buộc đối với những tổ chức Đảng cấp dưới. Và là sự bắt buộc mà mỗi đảng viên phải chấp hành. Mỗi vấn đề của Đảng đều được thảo luận cho đến khi đưa ra nghị quyết.

Sau khi có nghị quyết, mỗi đảng viên sẽ phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết và không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết. Đảng viên dù có những ý kiến khác thì khi phát biểu công khai vẫn phải nói theo Nghị quyết chứ không hành động theo ý mình.

Trên thực tế, ý nghĩa của tập trung dân chủ thể hiện rất mạnh mẽ vì nó tạo ra sự lãnh đạo thống nhất. Đồng thời, có thể tập trung sức mạnh của tập thể vào một mục tiêu cụ thể cũng như che giấu các bất đồng trong nội bộ.

XEM THÊM: Cải cách hành chính là gì? Những thông tin cơ bản cần biết

Qua bài viết này, hẳn quý đọc giả đã có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi dân chủ là gì? Cũng như một số nhưng thông tin thêm xoay quanh vấn đề dân chủ. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc.

The post Dân chủ là gì? Khái niệm và đặc điểm của Dân chủ appeared first on jes.edu.vn.



source https://jes.edu.vn/dan-chu-la-gi-nhung-thong-tin-ban-can-biet-ve-dan-chu

Comments

Popular posts from this blog

Chứng từ khấu trừ thuế TNCN – Mẫu và cách ghi đúng quy định

Download trọn bộ Active Skills For Reading Intro 1,2,3,4 PDF

[PDF] As a Man Thinketh – Khi Người Ta Tư Duy